Archive for tháng 6 2013
Hai món ăn đậm đà hương vị biển, giàu dinh dưỡng và đặc biệt là không hề khó thực hiện sẽ giúp bạn có một bữa ăn với nhiều cảm xúc vị giác khó tả.
Tôm, ghẹ hấp bia
Tôm, ghẹ hấp bia |
Nguyên liệu: Tôm thẻ không có đầu (nếu có đầu thì càng đẹp mắt hơn); ghẹ (hoặc cua thịt); 1 lon bia; 1 chút gừng, vài tép xả. Gia vị: tiêu, bột nêm, chanh, muối, ớt.
Thực hiện:
- Tôm cắt ½ đầu và râu cho vào thau nước muối hoặc nước giấm pha loãng, ngâm vài phút, vớt ra để ráo. Ghẹ rửa sạch, bóc bỏ phổi. Ướp tôm, ghẹ với tiêu, bột nêm, gừng.
- Bắc nồi nước sôi, cho 2/3 lon bia vào, cho tôm, ghẹ vào hấp cách thủy, dưới lót vài cọng xả đập cho dập. Thỉnh thoảng mở nắp rưới bia vào tôm, hấp cho tôm thật chín đỏ.
Trình bày: Xếp tôm, ghẹ lên đĩa. Có thể trang trí vài cọng rau thơm, ớt xung quanh. Chấm với mù tạt (wasabi) hoặc muối tiêu chanh.
Cua rang muối kiểu Hồng Kông
Nguyên liệu: Cua gạch hoặc cua thịt; hành tây; đầu hành; hành tím; tỏi, ớt xay; đường; bột nêm; nước tương; dầu hào; ½ chén nước dùng; dầu ăn; chanh.
Thực hiện:
- Cua rửa sạch, chặt làm bốn. Hành tỏi băm nhuyễn, hành tây lột vỏ, chẻ nhỏ. Bắc chảo dầu nóng, chiên cua sơ cho vừa chín, vớt ra, để ráo dầu.
- Phi hành tỏi, ớt xay cho thơm, cho cua vào chảo, nêm gia vị gồm bột nêm, nước tương, dầu hào, ớt bằm và một chút đường, đảo đều tay.
- Cho tiếp đầu hành, hành tây và nước dùng vào. Đảo đều đến khi nước cạn, nêm nếm lại lần nữa cho vừa khẩu vị, tiếp tục xào đến khi cua thật khô.
Trình bày: Bày cua ra đĩa, trang trí. Dùng nóng, chấm với muối tiêu chanh.
Xem:
Món ăn ốc lông
Có
thể kể một số loại ốc ngon dọc biển miền Trung như: ốc vú nàng, ốc nón,
ốc gai, ốc bướm, ốc giấm, ốc hương… Và trong đó, không thể không nhắc
đến một loại ốc có tên hơi lạ nhưng thịt cực kỳ ngon như một đặc sản: ốc
lông.
Ốc lông thường sống bám trong các rạng san hô, nhất là vùng bờ biển
có nhiều gành đá, hang hốc. Mỗi độ trăng sáng hoặc dịp đầu tháng, nước
thuỷ triều rút, những người sống quanh vùng biển thường ra gành biển đeo
gương lặn bò bắt từng con ốc trong các hốc đá. Nếu hôm trúng luồng ốc
bám nhiều, có thể bắt được vài ký. Loại ốc này trung bình to khoảng nửa
cổ tay người lớn, hình thù như con ốc quắn, ốc nhảy nhưng bên ngoài con
ốc này màu nâu đen, nhiều gai, lông lẫn rong rêu bám đầy, đen trùi trũi
xù xì như một cục đá.
Xấu xí vậy nhưng thịt của nó ngon tuyệt, ngon đến nỗi nếu bắt được, nhất nhất họ chỉ dành đãi khách hoặc cả nhà cùng thưởng thức chứ không hề bán buôn. Thường, ốc lông bắt về, ngâm trong nước ngọt độ vài giờ cho nhả hết bùn rong lẫn những thức ăn rồi rửa sạch mới chế biến. Trước khi chế biến, nhất thiết phải “phẫu thuật” cho từng con bằng cách dùng dao chặt mặt sau – phần lưng ốc một lỗ sao cho bên ngoài thông với bên trong con ốc. Khi đó, hấp cho gia vị mau thấm đều vào phần thịt ốc và khi ăn lấy phần thịt ra dễ dàng hơn.
Ốc lông có thể nướng lửa than cũng rất ngon nhưng nhiều người vẫn ưa thích món hấp sả cho nó… đúng bài. Kỳ thực, loại ốc nào cũng ưa sả, khi trộn gia vị hễ có sả khử vào là chất tanh biến mất, chỉ còn lại mùi thơm và hương vị đặc thù của ốc. Ngon hơn các loại ốc khác ở chỗ, phần thịt ốc lông sau khi hấp không teo lại mà còn nguyên, lại dai, ngọt, thơm hơn gấp nhiều lần loại ốc khác. Muối tiêu chanh hoặc nước mắm gừng, vài lá rau răm non là những gia vị ăn kèm với ốc phù hợp nhất. Thịt ốc lông là một đặc sản quý, vỏ ốc còn được nhiều người chế biến hàng mỹ nghệ tuyệt đẹp.
Xem:
Món ăn ốc lông
Món đậu hũ chiên xốt
Đừng nhầm món ốc lông này với sò lông |
Xấu xí vậy nhưng thịt của nó ngon tuyệt, ngon đến nỗi nếu bắt được, nhất nhất họ chỉ dành đãi khách hoặc cả nhà cùng thưởng thức chứ không hề bán buôn. Thường, ốc lông bắt về, ngâm trong nước ngọt độ vài giờ cho nhả hết bùn rong lẫn những thức ăn rồi rửa sạch mới chế biến. Trước khi chế biến, nhất thiết phải “phẫu thuật” cho từng con bằng cách dùng dao chặt mặt sau – phần lưng ốc một lỗ sao cho bên ngoài thông với bên trong con ốc. Khi đó, hấp cho gia vị mau thấm đều vào phần thịt ốc và khi ăn lấy phần thịt ra dễ dàng hơn.
Ốc lông có thể nướng lửa than cũng rất ngon nhưng nhiều người vẫn ưa thích món hấp sả cho nó… đúng bài. Kỳ thực, loại ốc nào cũng ưa sả, khi trộn gia vị hễ có sả khử vào là chất tanh biến mất, chỉ còn lại mùi thơm và hương vị đặc thù của ốc. Ngon hơn các loại ốc khác ở chỗ, phần thịt ốc lông sau khi hấp không teo lại mà còn nguyên, lại dai, ngọt, thơm hơn gấp nhiều lần loại ốc khác. Muối tiêu chanh hoặc nước mắm gừng, vài lá rau răm non là những gia vị ăn kèm với ốc phù hợp nhất. Thịt ốc lông là một đặc sản quý, vỏ ốc còn được nhiều người chế biến hàng mỹ nghệ tuyệt đẹp.
Xem:
Món ăn ốc lông
Món đậu hũ chiên xốt
Món đậu hũ chiên xốt |
Một món ăn với những nguyên liệu dễ kiếm và cách chế biến đơn giản, sẽ giúp các bà nội trợ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và bớt phần vất vả.
Nguyên liệu :
đậu hũ non 1 cây, cà chua 1 trái, ớt Đà Lạt xanh vàng 30g mỗi loại, bột chiên xù 50g, trứng gà 1 quả, dầu mè 1/4 muỗng càphê, mè trắng rang 1 muỗng càphê.
Gia vị: hạt nêm, tiêu, đường, tỏi băm, giấm, dầu ăn.
Cách làm :
Đậu hũ cắt khoanh dày 1,5 cm. Trứng gà cho ra chén đánh tan. Bột mì, bột xù cho ra dĩa. Cà chua, ớt Đà Lạt bỏ hạt cắt hạt lựu. Phi dầu với tỏi băm cho ớt và cà chua vào xào nhanh, nêm hạt nêm, đường, giấm vị chua ngọt vừa ăn, tắt lửa thêm ít dầu mè trộn đều. Lăn đậu hũ qua bột mì rồi nhúng vào trứng và lăn qua bột xù, chiên vàng.
Trình bày :
đậu hũ ra đĩa, rưới xốt tam sắc lên, rắc thêm mè rang.
Xem:
Món ăn mì Ý chay và mặn
Để
thay đổi khẩu vị, gia đình bạn có thể sử dụng mì Ý bán nhiều trên thị
trường làm nhanh món xốt chay hay mặn dùng buổi sáng hoặc thay cơm bữa
vừa tiện vừa ngon.
Mì Ý xốt xíu mại
Nguyên liệu: mì Ý 150g, nạc dăm xay 300g, hành tây 1 củ, cà chua 3 trái. Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, bột năng.
Cách làm: Luộc mì chín, rửa lại nước lạnh, trộn chút dầu ăn. Hành tây xắt hạt lựu, trộn thịt với 1/4 muỗng muối, 1 muỗng bột nêm, vo viên vừa ăn, hấp chín. Cà chua bỏ hạt, xay nhuyễn, xào thơm, nấu lâu một chút cho cà chua chín, cho chút bột năng để xốt cà chua sánh lại, cho thịt đã hấp vào, nêm lại cho có vị chua ngọt vừa ăn. Trộn mì với xíu mại khi ăn.
Mì Ý xốt nấm
Nguyên liệu: mì Ý luộc chín 150g, nấm rơm 100g, cà chua 2 trái, cà past 1 muỗng, poarô 1 cọng. Gia vị: muối, hạt nêm, đường, dầu điều, tiêu, húng quế.
Cách làm: Mì Ý luộc chín, xóc với ít dầu cho bóng. Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi. Phi dầu điều với poarô, cho cà chua băm vào xào với 1/2 chén nước cho mềm nhừ, cho tiếp cà past và nấm rơm. Nêm 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng muối, 1 muỗng đường.
Cho tiếp mì Ý vào trộn nhanh và tắt lửa. Rắc tiêu, húng quế.
Xem:
Món ăn mì Ý chay và mặn
Món ngon gỏi bưởi mực
Món bánh bột nướng – hấp – chiên
Món ăn mì Ý sốt xíu mại |
Mì Ý xốt xíu mại
Nguyên liệu: mì Ý 150g, nạc dăm xay 300g, hành tây 1 củ, cà chua 3 trái. Gia vị: muối, tiêu, bột nêm, bột năng.
Cách làm: Luộc mì chín, rửa lại nước lạnh, trộn chút dầu ăn. Hành tây xắt hạt lựu, trộn thịt với 1/4 muỗng muối, 1 muỗng bột nêm, vo viên vừa ăn, hấp chín. Cà chua bỏ hạt, xay nhuyễn, xào thơm, nấu lâu một chút cho cà chua chín, cho chút bột năng để xốt cà chua sánh lại, cho thịt đã hấp vào, nêm lại cho có vị chua ngọt vừa ăn. Trộn mì với xíu mại khi ăn.
Mì Ý xốt nấm
Nguyên liệu: mì Ý luộc chín 150g, nấm rơm 100g, cà chua 2 trái, cà past 1 muỗng, poarô 1 cọng. Gia vị: muối, hạt nêm, đường, dầu điều, tiêu, húng quế.
Cách làm: Mì Ý luộc chín, xóc với ít dầu cho bóng. Nấm rơm rửa sạch, cắt đôi. Phi dầu điều với poarô, cho cà chua băm vào xào với 1/2 chén nước cho mềm nhừ, cho tiếp cà past và nấm rơm. Nêm 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng muối, 1 muỗng đường.
Cho tiếp mì Ý vào trộn nhanh và tắt lửa. Rắc tiêu, húng quế.
Xem:
Món ăn mì Ý chay và mặn
Món ngon gỏi bưởi mực
Món bánh bột nướng – hấp – chiên
Món ngon gỏi bưởi mực |
Nguyên liệu: Bưởi Năm roi hoặc bưởi da xanh; tôm đất; mực ống; rau thơm; ớt; gia vị: nước mắm, đường, chanh.
Thực hiện:
- Bưởi tách ra từng múi, xắt khúc. Rau thơm rửa sạch để ráo nước, cắt nhỏ, ớt, gừng cắt sợi. Tôm luộc chín, lột vỏ. Mực làm sạch, chần qua nước sôi có chuýt gừng để bỏ mùi tanh, xắt khoanh tròn. Ớt ½ băm nhuyễn, ½ xắt sợt.
- Pha hỗn hợp đường, chanh, nước mắm và nêm lại cho có vị chua ngọt vừa ăn.
- Trộn 1/3 nước trộn gỏi vào tôm mực, ướp 15 phút. Cho bưởi, tôm, mực và ớt xắt sợi vào nước gỏi còn lại.
Trình bày: Cho ra đĩa, rắc rau thơm lên trên.
Gỏi bưởi mực ăn kèm bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt
Xem:
Món ngon gỏi bưởi mực
Món bánh bột nướng – hấp – chiên
Món cua bể nhồi ớt nướng
Món bánh bột nướng – hấp – chiên |
Từ bột gạo, bột năng, bột mì cùng với rau trái quen thuộc, bạn có thể chế biến bốn loại bánh: ngọt có, mặn có vừa dễ làm vừa dễ ăn.
Bánh chuối hấp
Nguyên liệu:
Chuối sứ 5 trái; bột gạo 50g; bột năng 200g; đường 100g; màu vàng một ít.
Cách làm:
Bột năng, bột gạo pha với đường và 100ml nước. Xắt chuối theo khoanh tròn, mỏng, trộn với hỗn hợp trên cho đều. Bắc xửng nước thật sôi, đặt khuôn cần hấp có thoa dầu vào, chờ nóng, múc hỗn hợp bột, chuối vào khuôn, hấp chín.
Bánh hạnh nhân
Nguyên liệu:
Bột mì 250g; bột hạnh nhân 50g; mỡ nước 100g; đường 170g; bơ 50g; lòng đỏ trứng 2 quả; bột nổi 5g; hạnh nhân dát mỏng 50g.
Cách làm:
Trộn hỗn hợp bột mì, đường, bột nổi, bột hạnh nhân, lòng đỏ, bơ trộn cho thật đều. Vo viên bột cỡ trái tắc, gắn hạt hạnh nhân lên mặt. Nướng nhiệt độ 170oc đến khi vàng thơm là được.
Bánh tai yến
Nguyên liệu:
Bột gạo 150g; bột năng 50g; đường xay 120g; dừa nạo 200g; bột nổi 1/2 muỗng; dầu ăn.
Cách làm:
Dừa nạo vắt lấy 200g nước cốt. Bột gạo, bột năng, bột nổi trộn đều, cho nước cốt dừa vào, nhồi đều. Đường nấu với nửa chén nước cho tan. Chế nước đường đang sôi vào bột, quậy đều. Đun nóng dầu với lửa vừa trong chảo sâu lòng, dùng vá múc 1/2 vá bột đổ nhanh tay vào giữa chảo dầu, chiên khoảng 5 phút, thấy bánh vàng chung quanh và dún ở rìa bánh, chính giữa nổi cao là được.
Bánh hẹ
Nguyên liệu:
Bột gạo 200g; nước 400g; hẹ 30g; nước tương, tương ớt vừa đủ; gia vị: muối, bột ngọt, dầu ăn.
Cách làm:
Hẹ rửa sạch, xắt nhỏ. Bột gạo hoà với nước, chút muối, bột ngọt, bắc lên bếp khuấy chín 50% bột, trộn hẹ vào bột. Cho bột ra khuôn, hấp cách thuỷ, để nguội. Cắt bột thành miếng vừa ăn, chiên vàng hai mặt. Pha nước tương, tương ớt dùng với món trên.
Xem:
Món cua bể nhồi ớt nướng
Nguyên liệu:
200g thịt cua đã gỡ sạch; 2 quả ớt chuông; 1 củ hành tây; 1 nhánh tỏi tây, bằm nhỏ; 1 muỗng ngò tây băm nhỏ; 50g bơ; 120g bánh mì vụn (hoặc bột xù).
Cách làm:
Ớt cắt ngang, dùng kéo cắt bỏ hạt, bỏ ruột.
Món ăn này dùng nóng mới ngon, cua biển thơm lừng béo ngậy khi nướng
cùng với bơ, vị thơm ngọt của ớt chuông làm cho cua đỡ ngấy. Một ly vang
trắng dọn cùng sẽ rất “ăn” với nhau và xứng đáng là một món khai vị
tuyệt hảo.
Lưu ý:
Thịt cua nếu mua ở chợ, người ta gỡ sẵn thì nên dùng tay để nhặt lại vì luôn còn sót lại xương dăm bên trong miếng thịt cua.
Xem lại:
Món cua bể nhồi ớt nướng
Món ăn đánh tan mệt mỏi ngày nóng
Món ăn đơn giản từ nghêu
200g thịt cua đã gỡ sạch; 2 quả ớt chuông; 1 củ hành tây; 1 nhánh tỏi tây, bằm nhỏ; 1 muỗng ngò tây băm nhỏ; 50g bơ; 120g bánh mì vụn (hoặc bột xù).
Ớt cắt ngang, dùng kéo cắt bỏ hạt, bỏ ruột.
Trộn một nửa lượng bơ, nửa bánh mì vụn
cùng với tỏi tây, ngò tây, thịt cua rồi cho vào chén, dùng nilông bọc
thức ăn bịt kín lại, cho vào lò vi ba, quay khoảng một phút, lấy ra đảo
đều rồi cho vào quay lại một phút nữa.
Nhồi hỗn hợp vào đầy từng nửa quả ớt.
Phần bơ và bánh mì vụn còn lại trộn đều với nhau và phết lên mặt từng
quả ớt. Cho vào lò nướng mười phút ở nhiệt độ 180oC (lò bật nóng sẵn)Món cua bể nhồi ớt nướng |
Lưu ý:
Thịt cua nếu mua ở chợ, người ta gỡ sẵn thì nên dùng tay để nhặt lại vì luôn còn sót lại xương dăm bên trong miếng thịt cua.
Xem lại:
Món cua bể nhồi ớt nướng
Món ăn đánh tan mệt mỏi ngày nóng
Món ăn đơn giản từ nghêu
Mùa hè đến cũng là lúc mọi người thường hay nghĩ tới những món ăn giải nhiệt, đặc biệt là những món ăn với nguyên liệu từ trái cây.
Cá hồi áp chảo xốt chanh dây
Nguyên liệu: 180g phi lê cá hồi, gia vị tổng hợp, bột ướp bò, tỏi băm, dầu ô-liu, trứng cá hồi, mè đen.
Xốt chanh dây: ½ chanh dây, 1 trái cam, ½ thìa cà phê muối tiêu, 2 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê kem tươi (whipping cream).
Thực hiện:
Cá hồi rửa sạch, để da, ướp với bột ướp bò và gia vị tổng hợp. Bắc chảo lên bếp, cho vào 1 thìa súp dầu ô-liu, đem cá áp chảo cho đến khi cá chín, vàng hai mặt.
Làm xốt chanh dây: Chanh dây và cam lấy nước, lọc bỏ xác, cho vào nồi, nấu cạn còn khoảng một nửa thì cho tiếp kem tươi vào. Khi thấy hỗn hợp sôi lại, sủi bọt chầm chậm thì nêm muối tiêu và 1 thìa cà phê đường cho vào vừa ăn, tắt lửa.
Trình bày: Xếp cá ra dĩa, rắc ít mè đen lên mặt cá và trứng cá xếp xung quanh. Rưới sốt lên mặt cá. Ăn cùng với cơm nóng.
Bánh tart trái cây
Nguyên liệu:
- Vỏ bánh: 400g bột mì, 200g bơ frais, 80g đường xay, 2 trứng
- Nhân bánh: 300g sữa tươi, 100g đường, 5 lòng đỏ, vani, 200g whipping, trai cây tùy thích
Thực hiện:
- Vỏ bánh: Bột mì + đường xay + muối rây mịn. Cho bơ frais còn độ dẻo cắt vụn đổ vào hỗ hợp bột trộn đều tơi mịn, cho trứng vào nhổi đều. Nghỉ trong tủ lạnh 2g. Cán mỏng vỏ bánh 2, 3 li lót vào không tart, xăm đầu đáy bánh để không bị phồng. Cho vào lò nướng 180oC đến khi có màu vàng đẹp.
- Nhân bánh: Sữa tươi + đường nấu ấm lửa nhỏ. Lòng đỏ đánh tan cho vào sữa ấm khuấy nhanh tay. Rây bột bắp vào khuấy đều đến khi đặc lại. Cho whipping vào + vani. Cho vào túi bắt bông kem.
Trang trí: Cho nhân kem vào chén bánh đã nước, xếp trái cây lên trên.
Salad trái cây nhiệt đới
Nguyên liệu: Thanh long, dâu tây, cà chua bi, thơm, dầu ô-liu, đường, nước cốt cam.
Thực hiện:
Thanh long bỏ vỏ, cắt nhỏ thành những ô vuông vừa ăn. Dâu tây, cà chua bi rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc.
Thanh long bỏ vỏ, cắt nhỏ thành những ô vuông vừa ăn. Dâu tây, cà chua bi rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc.
Cho tất cả nguyên liệu vào 1 bát lớn. Sau đó rưới nước cốt cam vào hỗn hợp trái cây, thêm ½ muỗng canh đường, 1 muỗng dầu ô-liu, đảo đều.
Trình bày: Trút hỗn hợp ra đĩa, trang trí bằng các lá thơm.
Với nguyên liệu chính là nhiều loại trái cây tươi ngon cùng cách chế biến đơn giản, món salad trái cây là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp giải ngán và đánh tan mệt mỏi ngày hè.
Xem:
Chế
biến nhanh, không phức tạp, nghêu kết hợp với một số cây lá nguyên
liệu, gia vị sẽ cho những món ăn lạ miệng, ngọt nước và thơm.
Lẩu nghêu
Nguyên liệu:
nghêu thịt: 300g, nước dùng gà: 1 lít, nước tắc: 50ml, cà chua: 3 trái, sa tế: 1 muỗng súp, sả cây: 3 cây, hành lá: 3 cọng, rau răm: một chút, ớt sừng: 1 trái. Gia vị: muối, đường, bột nêm, nước mắm.
Cách làm: Nước dùng gà nấu với cà chua, sả
cây cho sôi. Nêm nước tắc, 1 muỗng càphê đường, 1/2 muỗng càphê muối, 1
muỗng xúp nước mắm và 1 muỗng súp sa tế sao cho nước có vị chua ngọt.
Nghêu thịt rửa sạch cho vào hỗn hợp nước dùng, nêm lại cho vừa ăn. Cho hành lá, ớt cắt sợi và rau răm vào. Lẩu ăn nóng với bún và nước mắm ớt.
Nghêu hấp lá chanh
Nguyên liệu: nghêu 1kg, nước dùng 1 chén, gừng băm 1 muỗng súp, lá chanh 10 lá, sả cây 3 cây, ớt hiểm băm 3 trái, gia vị: sa tế, hạt nêm, giấm, đường.
Cách làm: Lá chanh cát sợi 3 lá. Lá nguyên còn lại vò giập. Sả cây đập gập, cắt khúc.
Phi dầu với gừng, tỏi, sả, ớt băm, sa tế, lá chanh, cho vào 1 chén nước dùng, nêm 1 muỗng càphê hạt nêm, 1/2 muỗng càphê đường, 1 muỗng súp giấm, nếm thử vị chua ngọt, nấu 3 phút.
Cho nghêu vào chung cho nghêu vừa há miệng thì tắt bếp. Ăn nóng.
Xem :
Món Gà nước mặn
Món ăn cá tuyết
Món bắp chuối bóp da heo
Món ngon với đậu cô-ve
Lẩu nghêu
Nguyên liệu:
nghêu thịt: 300g, nước dùng gà: 1 lít, nước tắc: 50ml, cà chua: 3 trái, sa tế: 1 muỗng súp, sả cây: 3 cây, hành lá: 3 cọng, rau răm: một chút, ớt sừng: 1 trái. Gia vị: muối, đường, bột nêm, nước mắm.
Món ăn đơn giản từ nghêu |
Nghêu thịt rửa sạch cho vào hỗn hợp nước dùng, nêm lại cho vừa ăn. Cho hành lá, ớt cắt sợi và rau răm vào. Lẩu ăn nóng với bún và nước mắm ớt.
Nghêu hấp lá chanh
Nguyên liệu: nghêu 1kg, nước dùng 1 chén, gừng băm 1 muỗng súp, lá chanh 10 lá, sả cây 3 cây, ớt hiểm băm 3 trái, gia vị: sa tế, hạt nêm, giấm, đường.
Món ăn đơn giản từ nghêu |
Phi dầu với gừng, tỏi, sả, ớt băm, sa tế, lá chanh, cho vào 1 chén nước dùng, nêm 1 muỗng càphê hạt nêm, 1/2 muỗng càphê đường, 1 muỗng súp giấm, nếm thử vị chua ngọt, nấu 3 phút.
Cho nghêu vào chung cho nghêu vừa há miệng thì tắt bếp. Ăn nóng.
Xem :
Món Gà nước mặn
Món ăn cá tuyết
Món bắp chuối bóp da heo
Món ngon với đậu cô-ve
“Gà nước mặn” là món nướng “độc vị, ngon khó tả” và bổ dưỡng từ cá bò hòm.
Trong các loài đặc sản biển có một loài cá mà dân vùng biển đặt cho nó biệt danh là “gà nước mặn” để nhớ tới một món nướng “độc vị, ngon khó tả” và bổ dưỡng từ cá bò hòm.
Ông Trần Văn Lang - người chuyên nuôi tôm hùm trên biển Vũng Rô (Phú Yên) cho biết: Loài cá bò hòm thường sống trong các đầm, vịnh; chúng trở nên quý hiếm và không có trên thị trường vì con giống có rất ít trong biển tự nhiên và cũng chưa thấy có ai gôm nuôi để bán, hơn nữa loài này chậm lớn lắm.
Con cá gần 5 lạng kia là tui nuôi nó trong lồng tôm gần 3 năm rồi đó. Bè tôm của tui có trăm lồng nhưng chỉ chui vào có vài ba con, mỗi lần lặn cho tôm ăn thấy nó rồi để ý. Chờ có khách quý bắt lên, đãi bữa làm dóc chơi…
Gọi nó là bò hòm vì tất cả loài cá biển mang tên “bò” đều có da dày và nhám, như bò gù, bò da,… còn “hòm” có lẽ vì nó vuông vắn trông giống như chiếc thùng gỗ. Gọi là gà nước mặn vì thịt nó còn trắng hơn thịt gà; trừ xương sống, toàn thân cá là thịt không lẫn tý xương nào cả”.
Bò hòm nhìn từ lưng
Cá ra đĩa, dùng đũa hoặc tay lột hết lớp da là một khối thịt trắng phau, dùng đũa xắn từng miếng chấm với muối ớt. Thịt cá không tanh mà thơm ngon ngót, ăn miếng rồi muốn thêm miếng nữa. Thưởng thức được món “ngậm ngay”, không phải nhọc công chế biến và cũng không “sơn hào hải vị” nào sánh bằng. Không sai, khi ai đó đã đặt cho cá là “gà nước mặn”...
Xem:
Món Gà nước mặn
Món ăn cá tuyết /
Món bắp chuối bóp da heo
Trong các loài đặc sản biển có một loài cá mà dân vùng biển đặt cho nó biệt danh là “gà nước mặn” để nhớ tới một món nướng “độc vị, ngon khó tả” và bổ dưỡng từ cá bò hòm.
Ông Trần Văn Lang - người chuyên nuôi tôm hùm trên biển Vũng Rô (Phú Yên) cho biết: Loài cá bò hòm thường sống trong các đầm, vịnh; chúng trở nên quý hiếm và không có trên thị trường vì con giống có rất ít trong biển tự nhiên và cũng chưa thấy có ai gôm nuôi để bán, hơn nữa loài này chậm lớn lắm.
Con cá gần 5 lạng kia là tui nuôi nó trong lồng tôm gần 3 năm rồi đó. Bè tôm của tui có trăm lồng nhưng chỉ chui vào có vài ba con, mỗi lần lặn cho tôm ăn thấy nó rồi để ý. Chờ có khách quý bắt lên, đãi bữa làm dóc chơi…
Gọi nó là bò hòm vì tất cả loài cá biển mang tên “bò” đều có da dày và nhám, như bò gù, bò da,… còn “hòm” có lẽ vì nó vuông vắn trông giống như chiếc thùng gỗ. Gọi là gà nước mặn vì thịt nó còn trắng hơn thịt gà; trừ xương sống, toàn thân cá là thịt không lẫn tý xương nào cả”.
Cá bò hòm nhìn từ bụng
Bò hòm nhìn từ lưng
Thịt bò hòm rất trắng
Muốn ăn cá cũng thật là đơn giản chẳng cần gia vị, nêm nếm, dao thớt
cho mất công. Bắt cá lên khỏi mặt nước đặt nằm trên sàn bè, cá không dãy
dụa vẫy đập mà bung hai mang nằm thở phì phèo. Tiếp đến bắc lò lửa
than, đặt cá lên vỉ nướng, cá vẫn nằm im re chịu đốt, hai vây bên mang
tai của cá nhịp nhàng chớp lên, hạ xuống như chiếc quạt trông thật hiền
lành và đáng thương. Cứ vậy, lật sấp lật ngửa, trở ngược quay xui, nướng
cho tới khi toàn thân da cá như bị cháy đen là thịt đã chín đều.Cá ra đĩa, dùng đũa hoặc tay lột hết lớp da là một khối thịt trắng phau, dùng đũa xắn từng miếng chấm với muối ớt. Thịt cá không tanh mà thơm ngon ngót, ăn miếng rồi muốn thêm miếng nữa. Thưởng thức được món “ngậm ngay”, không phải nhọc công chế biến và cũng không “sơn hào hải vị” nào sánh bằng. Không sai, khi ai đó đã đặt cho cá là “gà nước mặn”...
Xem:
Món Gà nước mặn
Món ăn cá tuyết /
Món bắp chuối bóp da heo
Cá tuyết thịt thơm, ngon, trắng nên làm món gì cũng thấm cơm.
Cá tuyết không theo chuẩn của những cô gái được cha mẹ đặt tên Tuyết, dù cả hai đều quý quý phái phái.
Vốn Bạch Tuyết là nhân vật nữ chính trong một truyện cổ tích nổi tiếng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Phiên bản được biết đến nhiều nhất là của anh em Jacob và Wilhelm Grim ra đời năm 1812, lấy nguồn từ một thần thoại Đức.
Có lẽ phải tới thời Pháp xâm lược Việt Nam, câu chuyện này mới nhập khẩu vào văn hoá Việt, chớ các cố đạo đến Việt Nam sớm hơn nhưng coi bộ hỗng rảnh để truyền bá Bạch Tuyết. Và, cũng từ ấy, phải chăng, giới tính của những cái tên Tuyết thiên về dùng cho nữ?
Và cũng như nguồn gốc của cô nàng trắng như tuyết trong ao ước của người mẹ khi may vá bên cửa sổ vô tình bị kim châm vào tay, nhỏ mấy giọt máu lên tuyết: một đứa con da trắng, môi đỏ… Còn cá tuyết thì không một chút tính nữ.
Nước da đen thui đen thủi, tuy thịt trắng ngần và dai như thịt nàng công chúa ngủ trong rừng – một phiên bản khác của Bạch Tuyết – cả trăm năm chờ một nụ hôn đánh thức. Lại có một cọng râu dê nữa. Một mẫu số chung là Tuyết người và tuyết cá đều thuộc dòng… quý tộc.
Vốn Bạch Tuyết là nhân vật nữ chính trong một truyện cổ tích nổi tiếng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Phiên bản được biết đến nhiều nhất là của anh em Jacob và Wilhelm Grim ra đời năm 1812, lấy nguồn từ một thần thoại Đức.
Có lẽ phải tới thời Pháp xâm lược Việt Nam, câu chuyện này mới nhập khẩu vào văn hoá Việt, chớ các cố đạo đến Việt Nam sớm hơn nhưng coi bộ hỗng rảnh để truyền bá Bạch Tuyết. Và, cũng từ ấy, phải chăng, giới tính của những cái tên Tuyết thiên về dùng cho nữ?
Và cũng như nguồn gốc của cô nàng trắng như tuyết trong ao ước của người mẹ khi may vá bên cửa sổ vô tình bị kim châm vào tay, nhỏ mấy giọt máu lên tuyết: một đứa con da trắng, môi đỏ… Còn cá tuyết thì không một chút tính nữ.
Nước da đen thui đen thủi, tuy thịt trắng ngần và dai như thịt nàng công chúa ngủ trong rừng – một phiên bản khác của Bạch Tuyết – cả trăm năm chờ một nụ hôn đánh thức. Lại có một cọng râu dê nữa. Một mẫu số chung là Tuyết người và tuyết cá đều thuộc dòng… quý tộc.
Cá tuyết rang muối Hong Kong
Vẫn có sự nhầm lẫn giữa cá tuyết (cod) và cá tuyết Patagonian (Patagonian toothfish). Thứ cá sau còn mắc tiền hơn nhiều so với thứ trước và không liên quan gì với nhau. Việt Nam cũng có thuyền viên táng thân khi con tàu săn cá tuyết Patagonian Insung No1 của Hàn Quốc bị chìm hồi tháng 12.2010 ở Nam Băng dương trong lúc săn loại cá hung hãn này. Những người Nhật càng hảo sashimi làm từ loại cá nam cực quý hiếm, người chết vì chúng càng nhiều, khi mà giá lên đến 1.000USD/kg.
Nhập vào Việt Nam là cá tuyết Nga, trước đây giá hơn cả triệu đồng/kg, giờ đây hạ xuống chỉ còn vài trăm ngàn. Cá tuyết đen tuyền mắc hơn cá tuyết đốm. Giá xuống đến đáy phải chăng vì loài cá lớn xơi cá bé này số lượng đang trội lên và hạn ngạch khai thác cá đang được tăng lên? Theo nguồn tin từ trang mạng chuyên theo dõi trữ lượng cá intrafish.com, giá cá tiếp tục giảm trong quý đầu năm 2013.
Với giá dưới 300.000/kg, cá tuyết đã bắt đầu đi vào nhà hàng bình dân của Việt Nam. Thịt cá tuyết thơm như thịt càng ghẹ, càng cua, nhưng lại dai như… đã nói ở trên. Cá này cho vào nồi cháo nấu cháo cá hẵn ăn đứt món cháo cá lóc nổi tiếng lâu năm. Và biết đâu cái ngọt ấy cũng phải hãm lại bằng rau đắng, nhất là đắng đất cho cam, khổ cùng hoà điệu.
Bạn muốn thử “anh chàng” tuyết này với giá dưới 200.000 đồng thì vào nhà hàng Nam Bộ ở quận 3. Nếu sành ăn, thường dạo siêu thị Nhật, giá món cá đã qua chế biến ở nhà hàng rẻ hơn nhiều so với giá ở siêu thị - một phần cũng có yếu tố cá siêu thị bự hơn.
Do thịt thơm, ngon, trắng nên làm món gì cũng thấm cơm. Cá tuyết được người Nhật sử dụng nhiều, nên nổi danh với cách chế biến tinh tế của họ. Cá ướp sauce teriyaki rồi nướng được kể là món ngon, nhờ những hương vị tinh tế pha trong nước sauce. Căn bản của teriyaki là xì dầu lên men thiệt (chớ không lên men “bằng quảng cáo” kiểu xì dầu phổ thông “học làm sang” ở ta bây giờ), đường (tạo thoảng vị caramel), cồn, bột ngọt, siêu bột ngọt E627 và E631, sữa chua, gia vị. Cứ nướng và phết sauce. Miếng cá đậm đà.
Thịt dai, làm lúc lắc sẽ thơm ngon hơn lúc lắc cá cờ kiếm gần đây các nhà hàng thường đưa vào thực đơn. Hấp xì dầu như cá mú là một chọn lựa khác.
Với những người thích lai rai, món cá tuyết rang muối Hong Kong – phải là muối Hong Kong đúng điệu với một phức hợp gia vị – có vị lạ và thịt cá ráo, dai. Miếng da đen dày lại cho một vị ngon khác. Những khoanh hành tây ướp theo khi dọn ra dĩa cũng được, rang muối vừa lửa (hành còn ít nhiều độ dòn) tạo ra thứ hương vị kèm theo thật tuyệt.
Cá tuyết càng lớn thịt càng ngon.
Nhập vào Việt Nam là cá tuyết Nga, trước đây giá hơn cả triệu đồng/kg, giờ đây hạ xuống chỉ còn vài trăm ngàn. Cá tuyết đen tuyền mắc hơn cá tuyết đốm. Giá xuống đến đáy phải chăng vì loài cá lớn xơi cá bé này số lượng đang trội lên và hạn ngạch khai thác cá đang được tăng lên? Theo nguồn tin từ trang mạng chuyên theo dõi trữ lượng cá intrafish.com, giá cá tiếp tục giảm trong quý đầu năm 2013.
Với giá dưới 300.000/kg, cá tuyết đã bắt đầu đi vào nhà hàng bình dân của Việt Nam. Thịt cá tuyết thơm như thịt càng ghẹ, càng cua, nhưng lại dai như… đã nói ở trên. Cá này cho vào nồi cháo nấu cháo cá hẵn ăn đứt món cháo cá lóc nổi tiếng lâu năm. Và biết đâu cái ngọt ấy cũng phải hãm lại bằng rau đắng, nhất là đắng đất cho cam, khổ cùng hoà điệu.
Bạn muốn thử “anh chàng” tuyết này với giá dưới 200.000 đồng thì vào nhà hàng Nam Bộ ở quận 3. Nếu sành ăn, thường dạo siêu thị Nhật, giá món cá đã qua chế biến ở nhà hàng rẻ hơn nhiều so với giá ở siêu thị - một phần cũng có yếu tố cá siêu thị bự hơn.
Do thịt thơm, ngon, trắng nên làm món gì cũng thấm cơm. Cá tuyết được người Nhật sử dụng nhiều, nên nổi danh với cách chế biến tinh tế của họ. Cá ướp sauce teriyaki rồi nướng được kể là món ngon, nhờ những hương vị tinh tế pha trong nước sauce. Căn bản của teriyaki là xì dầu lên men thiệt (chớ không lên men “bằng quảng cáo” kiểu xì dầu phổ thông “học làm sang” ở ta bây giờ), đường (tạo thoảng vị caramel), cồn, bột ngọt, siêu bột ngọt E627 và E631, sữa chua, gia vị. Cứ nướng và phết sauce. Miếng cá đậm đà.
Thịt dai, làm lúc lắc sẽ thơm ngon hơn lúc lắc cá cờ kiếm gần đây các nhà hàng thường đưa vào thực đơn. Hấp xì dầu như cá mú là một chọn lựa khác.
Với những người thích lai rai, món cá tuyết rang muối Hong Kong – phải là muối Hong Kong đúng điệu với một phức hợp gia vị – có vị lạ và thịt cá ráo, dai. Miếng da đen dày lại cho một vị ngon khác. Những khoanh hành tây ướp theo khi dọn ra dĩa cũng được, rang muối vừa lửa (hành còn ít nhiều độ dòn) tạo ra thứ hương vị kèm theo thật tuyệt.
Cá tuyết càng lớn thịt càng ngon.
Xem :
Món bắp chuối bóp da heo
Nghe cái tên bắp chuối bóp da heo luộc có lẽ nhiều người chắc lưỡi: món bèo.
Bèo thật, toàn những nguyên liệu mà bà nội trợ ra chợ, đồng chị đồng em lắm khi… chảnh không dám ngó ngàng tới. Chao ôi, thử làm ăn đi, ngon phải biết!
Nhớ món ăn này thời xa lắc kìa, những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi khó khăn quá sức, mẹ tôi đi chợ mua da heo với hai mục đích: lạng lọc mỡ còn bám theo da để thắng cho vô vịm – kể tới mỡ heo mà vẫn thèm trong ký ức, còn da suông nấu với củ cải, su, khoai… thay giò heo – như nồi canh súp – ai thấy cũng oách lắm chớ; hoặc bóp gỏi.
Ngày nay người ta kỵ ăn mỡ, nhưng tuần rồi, nhà người bạn đổ bánh xèo, mời sang ăn chơi; thật ngon nhưng mọi người trong bàn hôm đó đều thấy: thiếu thịt ba rọi. Phu nhân gia chủ bảo, “giờ ngoài chợ toàn thịt siêu nạc không à! Khó tìm thịt mà có da có mỡ”. Đó là miếng ngon chớ phải vừa đâu. Nhiều thực khách giờ ăn thịt gà, giò heo phải lột da vì dưới da có mỡ! Khoa học còn cho thấy, chất béo cần cho hoạt động của bộ não con người. Cho nên kỵ thì cũng vừa vừa thôi. Đời đúng là kỵ quá mất… ngon.
Bắp chuối mua cả bắp, lột bỏ bớt vỏ già bên ngoài, bào hay xắt ngang, càng mỏng càng ngon. Được bao nhiêu ngâm ngập ngay vào thau nước chanh pha loãng hoặc nước muối để không tiếp xúc không khí, không bị thâm đen mất đẹp.
Cũng phải chăm chút, đừng vin vào thời đại công nghiệp, sợ tốn công mua bì làm sẵn ngoài chợ thì coi như… trật chìa. Phải da heo tươi, làm sạch bon, luộc vừa chín tới là đủ, quá lửa mất độ giòn dai. Xong, xắt sợi to bản như bánh phở nhưng ngắn chừng 5 – 7 phân là vừa… khẩu độ. Dài như sợi bì, sợi mì thì phải dùng răng “chém” thiệt chớ không phải… chém gió mới vừa ngon miệng miếng gỏi bắp chuối da heo.
Đã đi quá nữa chặng đường rồi, nhưng còn một nhịp cuối hoàn thiện, làm chiếc cầu kết nối bắp chuối với da heo luộc: đâm mắm thấm. Tỏi – ớt – đường – chanh đâm cối hoà với nước mắm ngon pha nước âm ấm, nêm vừa ăn; rưới lên bắp chuối xắt, da heo cùng đậu phộng rang giã và rau mùi thái ghém. Cân lường nhóm gia vị trên để điều tiết cho vừa miệng là bí quyết của người pha.
Điều lạ lùng, phải bóp bằng tay hỗn hợp đó mới nên vị, thò đũa xiên vào trộn lại không ngon. Không ai giải thích, nhưng có lẽ bóp chặt tay thì mắm thấm và hương vị từ các nguyên liệu giao thoa tốt hơn mà nên đậm đà.
Ăn chơi đã giòn thơm thanh tao, ăn với bánh tráng nướng càng rôm rốp, thật thú vị.
Món bò một nắng hai sương
Bèo thật, toàn những nguyên liệu mà bà nội trợ ra chợ, đồng chị đồng em lắm khi… chảnh không dám ngó ngàng tới. Chao ôi, thử làm ăn đi, ngon phải biết!
Nhớ món ăn này thời xa lắc kìa, những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi khó khăn quá sức, mẹ tôi đi chợ mua da heo với hai mục đích: lạng lọc mỡ còn bám theo da để thắng cho vô vịm – kể tới mỡ heo mà vẫn thèm trong ký ức, còn da suông nấu với củ cải, su, khoai… thay giò heo – như nồi canh súp – ai thấy cũng oách lắm chớ; hoặc bóp gỏi.
Ngày nay người ta kỵ ăn mỡ, nhưng tuần rồi, nhà người bạn đổ bánh xèo, mời sang ăn chơi; thật ngon nhưng mọi người trong bàn hôm đó đều thấy: thiếu thịt ba rọi. Phu nhân gia chủ bảo, “giờ ngoài chợ toàn thịt siêu nạc không à! Khó tìm thịt mà có da có mỡ”. Đó là miếng ngon chớ phải vừa đâu. Nhiều thực khách giờ ăn thịt gà, giò heo phải lột da vì dưới da có mỡ! Khoa học còn cho thấy, chất béo cần cho hoạt động của bộ não con người. Cho nên kỵ thì cũng vừa vừa thôi. Đời đúng là kỵ quá mất… ngon.
Bắp chuối bóp da heo luộc ăn chơi đã giòn thơm thanh tao, ăn với bánh tráng nướng càng rôm rốp, thật thú vị.
Bắp chuối thì sẵn trong vườn nhà, không thì nhà hàng xóm, xin chớ
chẳng phải mua; ngoài chợ thì rẻ như rau muống dạt. Thời nay e rằng rau
củ quả không biết đâu mà lần, đụng phải hàng Trung Quốc thì có mà toi
luôn với dư lượng thuốc trừ sâu, hoá chất bảo quản… Bắp chuối thì vẫn
trung trinh, trồng chuối không phải xịt “thuốc”. Dân gian còn cho rằng,
bắp chuối ăn tốt, khoẻ, máu huyết lưu thông, giải nhiệt trong mùa nắng
nóng. Bắp chuối còn nấu canh chua lươn với khế, còn bóp gỏi với gà xé
phay, với tai mũi heo… chế thứ gì cũng bá chấy! Như các cụ xưa miền
Trung thường tấm tắc: “Ngon ngậm mà nghe!”Bắp chuối mua cả bắp, lột bỏ bớt vỏ già bên ngoài, bào hay xắt ngang, càng mỏng càng ngon. Được bao nhiêu ngâm ngập ngay vào thau nước chanh pha loãng hoặc nước muối để không tiếp xúc không khí, không bị thâm đen mất đẹp.
Cũng phải chăm chút, đừng vin vào thời đại công nghiệp, sợ tốn công mua bì làm sẵn ngoài chợ thì coi như… trật chìa. Phải da heo tươi, làm sạch bon, luộc vừa chín tới là đủ, quá lửa mất độ giòn dai. Xong, xắt sợi to bản như bánh phở nhưng ngắn chừng 5 – 7 phân là vừa… khẩu độ. Dài như sợi bì, sợi mì thì phải dùng răng “chém” thiệt chớ không phải… chém gió mới vừa ngon miệng miếng gỏi bắp chuối da heo.
Đã đi quá nữa chặng đường rồi, nhưng còn một nhịp cuối hoàn thiện, làm chiếc cầu kết nối bắp chuối với da heo luộc: đâm mắm thấm. Tỏi – ớt – đường – chanh đâm cối hoà với nước mắm ngon pha nước âm ấm, nêm vừa ăn; rưới lên bắp chuối xắt, da heo cùng đậu phộng rang giã và rau mùi thái ghém. Cân lường nhóm gia vị trên để điều tiết cho vừa miệng là bí quyết của người pha.
Điều lạ lùng, phải bóp bằng tay hỗn hợp đó mới nên vị, thò đũa xiên vào trộn lại không ngon. Không ai giải thích, nhưng có lẽ bóp chặt tay thì mắm thấm và hương vị từ các nguyên liệu giao thoa tốt hơn mà nên đậm đà.
Ăn chơi đã giòn thơm thanh tao, ăn với bánh tráng nướng càng rôm rốp, thật thú vị.
Theo Ca Dao (Sài Gòn tiếp thị)
Xem :
Những món tráng miệng cho mùa hè /Món bò một nắng hai sương
Món tráng miệng ngon luôn khiến các thành viên trong gia đình bạn hào hứng.
Sau một bữa cơm, dù thịnh soạn hay đơn giản, món tráng miệng ngon luôn khiến các thành viên trong gia đình bạn hào hứng. Bánh flan, rau câu, bánh pudding là những món ưa thích của trẻ thơ, là món quà mùa hè bạn dành cho chúng với tất cả yêu thương.
Bánh flan
Sau một bữa cơm, dù thịnh soạn hay đơn giản, món tráng miệng ngon luôn khiến các thành viên trong gia đình bạn hào hứng. Bánh flan, rau câu, bánh pudding là những món ưa thích của trẻ thơ, là món quà mùa hè bạn dành cho chúng với tất cả yêu thương.
Bánh flan
Cái khó khi làm bánh flan là chế biến xong, mặt bánh phải mềm mịn, lớp caramen trên mặt có màu cánh gián đẹp mắt.
Những món ăn Huế nổi tiếng dân dã mà tinh tế. Món chả da cũng vậy.
Được kết hợp các nguyên liệu rất đơn giản, quen thuộc nhưng mỗi miếng chả cắt ra lại có hương vị lạ miệng, độc đáo.
Được kết hợp các nguyên liệu rất đơn giản, quen thuộc nhưng mỗi miếng chả cắt ra lại có hương vị lạ miệng, độc đáo.
Đậu cô-ve xanh giòn, tươi ngọt chứa nhiều chất xơ là lựa chọn tuyệt vời ngày hè.
Đậu cô-ve chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin B1, B2, C, sắt, ít chất béo… và không chứa colesterol là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn ghi chú vào thực đơn ăn kiêng. Protein có trong đậu cô-ve còn rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch, chống loãng xương. Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm với đậu cô-ve, bạn cần nấu chín kỹ vì trong loại đậu này có chứa muối nitrat, có thể gây khó tiêu.
Khi mua, lưu ý chọn quả đậu dài, nhỏ, chắc, có tính đàn hồi, hạt không lộ rõ. Đậu cô-ve chưa dùng có thể cho vào túi giấy, đặt trong ngăn mát. Muốn giữ lâu, rửa sạch đậu, trụng qua nước sôi, để ráo nước, bọc trong túi nilon và cho vào ngăn đá.
Đậu cô-ve xào thịt băm
Vị ngọt, giòn tự nhiên của đậy cô-ve hòa quyện với thịt bằm sẽ nhanh chóng “hâm nóng” không khí bữa cơm nhà bạn.
Nguyên liệu:
Đậu cô-ve: 200g
Thịt heo: 100g
Đậu xanh cà vỏ, luộc chín: 30g
Hành lá, tỏi, hành tím, hạt nêm, dầu hào, nước mắm, đường, dầu ăn, tiêu.
Cách làm:
Đậu cô-ve rửa sạch, để ráo. Thịt heo bằm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. Tỏi đập giập. Hành tím lột vỏ, bằm nhuyễn. Ướp thịt với 2 muỗng canh nước mắm, ít hạt nêm, hành tím, tỏi băm, để khoảng 5 phút.
Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho tỏi vào phi thơm. Trút thịt vào xào săn. Cho tiếp đậu cô-ve vào xào. Nêm 1 muỗng canh nước mắm, chút hạt nêm, đường, 1 muỗng canh dầu hào. Đậu gần chín, cho tiếp đậu xanh, đảo đều, rắc tiêu. Dùng nóng.
Mẹo vặt: Khi ăn đậu cô-ve, bạn nên chần qua nước sôi rồi nhúng lại nước lạnh để giữ màu. Ngoài ra, bạn phải nấu ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố trong đậu.
Món Canh bóng bì đậu cô-ve
Không chỉ hấp dẫn từ màu sắc sinh động của rau củ mà vị ngọt dịu, thơm ngon của món canh bóng sẽ khiến bạn khó quên.
Nguyên liệu:
Đậu cô-ve: 100g
Bóng heo: 100g
Mọc, tim heo, xương heo: 100g
Hành lá, ngò rí, gừng, nấm hương (mộc nhĩ).
Tiêu, đường, muối, rượu trắng, nước mắm.
Nước dùng heo, hạt nêm, cà rốt.
Cách làm:
Đậu cô-ve rửa sạch xắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt lát tròn. ½ củ gừng rửa sạch, để nguyên vỏ, nướng vàng, đập giập. Bóng bì ngâm nước vo gạo cho nở và trắng, xắt gừng, rượu trắng và muối ăn để khử mùi hôi, sau đó rửa sạch với nước gừng, để ráo. Nấm hương ngâm nở, rửa sạch.
Đun sôi nước, cho xương vào chần qua rồi rửa sạch với nước lạnh. Cho gừng vào nồi, ninh chung với xương và nước để làm nước dùng. Tiếp tục cho cà rốt, đậu cô-ve, nấm hương, bóng heo vào nồi, đun chín tới rồi vớt ra để riêng. Lần lượt thả mọc, tim heo vào nấu cho tới khi các nguyên liệu chín tới rồi vớt ra. Nêm 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối cho vừa ăn, tắt bếp. Cho hành lá, ngò rí xắt khúc lên. Rắc chút tiêu. Múc canh ra tô. Dùng nóng.
Bí quyết: Nếu bạn không dùng ngay, bạn có thể xếp sẵn các nguyên liệu thịt và rau củ ở dưới, bóng bì lên trên. Khi ăn đun lại nước dùng cho sôi rồi chế vào bát canh, rắc thêm hành, ngò rồi dùng nóng.
Theo Bếp gia đình Xem: Món ngon với đậu cô-ve Món trứng cuộn dăm bông với phô mai
Món hủ tíu sườn trứng cút
Đậu cô-ve chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin B1, B2, C, sắt, ít chất béo… và không chứa colesterol là sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn ghi chú vào thực đơn ăn kiêng. Protein có trong đậu cô-ve còn rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch, chống loãng xương. Tuy nhiên, khi chế biến thực phẩm với đậu cô-ve, bạn cần nấu chín kỹ vì trong loại đậu này có chứa muối nitrat, có thể gây khó tiêu.
Khi mua, lưu ý chọn quả đậu dài, nhỏ, chắc, có tính đàn hồi, hạt không lộ rõ. Đậu cô-ve chưa dùng có thể cho vào túi giấy, đặt trong ngăn mát. Muốn giữ lâu, rửa sạch đậu, trụng qua nước sôi, để ráo nước, bọc trong túi nilon và cho vào ngăn đá.
Đậu cô-ve xào thịt băm
Vị ngọt, giòn tự nhiên của đậy cô-ve hòa quyện với thịt bằm sẽ nhanh chóng “hâm nóng” không khí bữa cơm nhà bạn.
Món ngon với đậu cô-ve |
Đậu cô-ve: 200g
Thịt heo: 100g
Đậu xanh cà vỏ, luộc chín: 30g
Hành lá, tỏi, hành tím, hạt nêm, dầu hào, nước mắm, đường, dầu ăn, tiêu.
Cách làm:
Đậu cô-ve rửa sạch, để ráo. Thịt heo bằm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. Tỏi đập giập. Hành tím lột vỏ, bằm nhuyễn. Ướp thịt với 2 muỗng canh nước mắm, ít hạt nêm, hành tím, tỏi băm, để khoảng 5 phút.
Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho tỏi vào phi thơm. Trút thịt vào xào săn. Cho tiếp đậu cô-ve vào xào. Nêm 1 muỗng canh nước mắm, chút hạt nêm, đường, 1 muỗng canh dầu hào. Đậu gần chín, cho tiếp đậu xanh, đảo đều, rắc tiêu. Dùng nóng.
Mẹo vặt: Khi ăn đậu cô-ve, bạn nên chần qua nước sôi rồi nhúng lại nước lạnh để giữ màu. Ngoài ra, bạn phải nấu ở nhiệt độ cao trong vòng 10 phút mới có thể phân hủy hết độc tố trong đậu.
Món Canh bóng bì đậu cô-ve
Không chỉ hấp dẫn từ màu sắc sinh động của rau củ mà vị ngọt dịu, thơm ngon của món canh bóng sẽ khiến bạn khó quên.
Món ngon với đậu cô-ve |
Đậu cô-ve: 100g
Bóng heo: 100g
Mọc, tim heo, xương heo: 100g
Hành lá, ngò rí, gừng, nấm hương (mộc nhĩ).
Tiêu, đường, muối, rượu trắng, nước mắm.
Nước dùng heo, hạt nêm, cà rốt.
Cách làm:
Đậu cô-ve rửa sạch xắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt lát tròn. ½ củ gừng rửa sạch, để nguyên vỏ, nướng vàng, đập giập. Bóng bì ngâm nước vo gạo cho nở và trắng, xắt gừng, rượu trắng và muối ăn để khử mùi hôi, sau đó rửa sạch với nước gừng, để ráo. Nấm hương ngâm nở, rửa sạch.
Đun sôi nước, cho xương vào chần qua rồi rửa sạch với nước lạnh. Cho gừng vào nồi, ninh chung với xương và nước để làm nước dùng. Tiếp tục cho cà rốt, đậu cô-ve, nấm hương, bóng heo vào nồi, đun chín tới rồi vớt ra để riêng. Lần lượt thả mọc, tim heo vào nấu cho tới khi các nguyên liệu chín tới rồi vớt ra. Nêm 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối cho vừa ăn, tắt bếp. Cho hành lá, ngò rí xắt khúc lên. Rắc chút tiêu. Múc canh ra tô. Dùng nóng.
Bí quyết: Nếu bạn không dùng ngay, bạn có thể xếp sẵn các nguyên liệu thịt và rau củ ở dưới, bóng bì lên trên. Khi ăn đun lại nước dùng cho sôi rồi chế vào bát canh, rắc thêm hành, ngò rồi dùng nóng.
Theo Bếp gia đình Xem: Món ngon với đậu cô-ve Món trứng cuộn dăm bông với phô mai
Món hủ tíu sườn trứng cút